Từ lâu, áo dài đã là một bộ trang phục không thể thiếu, xuất hiện trong mọi sự kiện quan trọng trong gia đình. Từ những ngày lễ, Tết, các cô gái nô nức diện lên mình chiếc áo dài để chúc thọ ông bà, cha mẹ; đến những ngày kỷ niệm, hội họp, chiếc áo dài cưới xuất hiện thể hiện lên nét duyên dáng, ngọt ngào của người phụ nữ và đặc biệt là vào ngày lễ trọng đại của cuộc đời mỗi người – lễ cưới thì sự xuất hiện của áo dài cưới là điều không thể thay thế được. Trong ngày vui nhất, hạnh phúc nhất của đời người, áo dài cưới xuất hiện như một chứng nhân, một điềm báo may mắn và hạnh phúc. Mặc áo dài cưới là truyền thống đã có qua bao nhiêu năm của Việt Nam. Cô dâu diện áo dài cưới trong ngày trọng đại chính là đẹp nhất, duyên dáng và dịu dàng nhất. Qua bao năm, chiếc áo dài cưới truyền thống đã từng bước biến tấu để phù hợp với thời gian và không gian. Tuy nhiên, nét đặc biệt, ấn tượng và thanh tao trong chiếc áo dài cưới truyền thống Việt Nam thì luôn còn mãi.
Có thể bạn quan tâm →
Mục lục bài viết:
- Điểm qua những sự thay đổi của áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
- 1.1 Áo dài giao lĩnh
- 1.2 Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)
- 1.3 Áo dài ngũ thân (thời nhà Nguyễn – vua Gia Long)
- 1.4 Áo dài Lemur (những năm đầu thế kỷ 20)
- 1.5 Áo dài Lê Phổ (vào những năm 40 thế kỷ 20)
- 1.6 Áo dài cưới xưa – áo dài Raglan ( xuất hiện những năm 60 thế kỷ 20)
- 1.7 Áo dài Trần Lệ Xuân – áo dài “bà Nhu”
- 1.8 Áo dài truyền thống từ sau năm 60 đến nay
- 2. Điểm qua những mẫu áo dài cưới truyền thống ấn tượng hiện nay
Điểm qua những sự thay đổi của áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Đã từ lâu, áo dài đã là một trang phục truyền thống và gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Nhất là trong lễ cưới, áo dài cưới xuất hiện là một lẽ tất yếu. Tuy đã trải qua nhiều năm tháng, nhiều thời kỳ, áo dài sẽ có sự thay đổi tất yếu để phù hợp. Thế nhưng, vẻ đẹp truyền thống, nét duyên dáng, yêu kiều của người con gái Việt Nam khi khoác lên mình bộ áo dài là còn mãi với thời gian.
1.1 Áo dài giao lĩnh
Để tìm hiểu về lược sử của áo dài xuất hiện khi nào, ở đâu và như thế nào thì đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu của nhà khoa học nào tìm ra. Chỉ có thể dựa theo các lược sử thời gian thì dáng áo dài giao lĩnh chính là kiểu dáng cơ bản, sơ khai của áo dài Việt Nam.
Áo dài giao lĩnh bắt đầu xuất hiện từ năm 1744. Ngoài tên gọi áo dài giao lĩnh thì còn được gọi với cái tên là áo đối lĩnh hoặc áo dài lãnh. Áo được thiết kế khá rộng, hai bên hông được xẻ tà, cổ tay may rộng còn phần thân dài đến chạm gót. Áo đối lĩnh sẽ được may từ 4 tấm vải kết hợp lại với nhau. Khi may áo dài giao lãnh thì người thợ may thường sẽ may kèm thắt lưng có màu trong lúc hoàn thiện. Mặc cùng chiếc áo dài này sẽ là quần dài hoặc váy đen kiểu truyền thống. Có thể nói, đây là kiểu áo có phần cổ chéo có nét tương đồng với áo tứ thân ngày xưa.
1.2 Áo dài tứ thân (thế kỷ 17)
Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở thế kỷ 17, áo dài tứ thân xuất hiện. Áo tứ thân được tạo nên để khắc phục những khuyết điểm và giúp người phụ nữ cảm thấy thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc đồng áng. Mẫu áo tứ thân ra đời dựa trên các dáng hình cơ bản của áo giao lãnh. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở phần tà có sự thay đổi. Hai tà trước của áo tứ thân được may rời nhau giúp người phụ nữ dễ dàng buộc gọn gàng lại lúc làm việc. Còn hai tà phía sau vẫn được may liền. Khi di chuyển vạt áo sẽ tạo độ thướt tha, nữ tính. Những chiếc áo tứ thân của người phụ nữ xưa thường được chọn lựa và may bởi những mẫu vải mang gam màu tối. Mỗi chiếc áo tứ thân đều thể hiện tính mộc mạc, giản dị, từ tốn của người xưa. Đồng thời, chiếc áo này còn mang ý nghĩa sâu xa đó chính là tượng trưng cho cha mẹ của hai gia đình.
1.3 Áo dài ngũ thân (thời nhà Nguyễn – vua Gia Long)
Vào thời nhà Nguyễn, áo tứ thân vẫn được sử dụng rộng rãi. Thế nhưng, ở thời vua Gia Long thì bắt đầu có sự xuất hiện của áo ngũ thân. Chiếc áo này xuất hiện để giúp những người phụ nữ phân biệt về tầng lớp trong xã hội. Khác với áo tứ thân, áo ngũ thân được may thêm một vạt áo. Phần vạt áo này được thêm vào như một lớp lót kín đáo. Thêm một điểm khác biệt ở chiếc áo này đó chính là phom áo rộng, phần tà trước đã được may liền giống như phần tà sau và có thêm cổ áo. Áo ngũ thân rất được ưa chuộng và thịnh hành trong những năm XX.
1.4 Áo dài Lemur (những năm đầu thế kỷ 20)
Vào đầu thế kỷ 20, năm 1939, họa sĩ Cát Tường đã ra mắt công chúng một mẫu áo dài được ông sáng tạo, cải biên từ chiếc áo dài ngũ thân. Trước đó, có một số nhà thiết kế đã tạo nên nhiều mẫu thiết kế mới nhưng không có khác biệt quá lớn. Vì mẫu vải may áo ngũ thân thường được chọn lựa từ những mẫu vải phương Tây mà loại vải này may được khổ rộng hơn nên họ đã bỏ đi phần nối liền ở nơi sống áo. Thế nên, khi nhà may Cát Tường (nằm ở phố Hàng Da, Hà Nội), ra mắt mẫu áo mới với điểm nhấn độc đáo đã khiến cho chiếc áo dài này trở nên nổi bật. Mẫu áo dài này được đặt tên là Lemur – đặt theo tên Tiếng Pháp của bà Cát Tường. Với thiết kế may ôm sát tôn lên đường nét cơ thể, phần tay được may bồng khác lạ, có đi đường viền nhỏ dọc theo và phần cổ được thay thế bằng cổ trái tim, cổ bẻ hoặc nơ ở trước cổ đã làm cho chiếc áo dài này trở nên vô cùng ấn tượng lúc bấy giờ. Chiếc áo dài này được thịnh hành và ưa chuộng cho đến những năm 1943.
1.5 Áo dài Lê Phổ (vào những năm 40 thế kỷ 20)
Dựa trên áo tứ thân, cải tiến chiếc áo dài Lemur những năm trước, họa sĩ Lê Phổ đã kết hợp những ưu điểm để cho ra mẫu áo dài mang tên mình – áo dài Lê Phổ. Thiết kế của bà khác biệt với áo dài Lemur ở phần áo đã được điều chỉnh sao cho ôm khít với thân người một cách vừa vặn và hoàn thiện hơn. Cầu vai được đẩy lên cao, tay áo không còn phồng như cũ, phần cổ kín đáo và hai tà áo chạm đất nhưng vẫn giữ được sự thanh thoát, thướt tha. Có thể nói, những sự thay đổi ở mẫu áo dài này khiến cho áo dài Lê Phổ trở nên nữ tính, thanh lịch, tinh tế và duyên dáng hơn bội phần. Những chiếc áo dài Lê Phổ thường được mặc với quần ống loe màu trắng. Đây cũng là một sự khác biệt với những mẫu áo trước đây khiến những người phụ nữ vô cùng ưa thích. Bốn năm sau ngày ra mắt mẫu áo dài Lê Phổ, những chi tiết bị ảnh hưởng bởi phương Tây đã bị họa sĩ Lê Phổ thay thế và hòa trộn bằng những chi tiết của áo dài tứ thân truyền thống Việt Nam. Có thể nói bắt nguồn từ khoảng thời gian này thì hình dạng và nền tảng cơ bản của áo dài Việt Nam đã được hình thành. Đến nay, dù có qua bao nhiêu thiết kế mới, sự đổi thay trong những chi tiết thì hình hài của chiếc áo dài vẫn được giữ lại dựa trên phom dáng gốc.
1.6 Áo dài cưới xưa – áo dài Raglan ( xuất hiện những năm 60 thế kỷ 20)
Vào năm 1960, áo dài Raglan còn có tên gọi là áo dài giắc lăng bắt đầu xuất hiện. Đây là chiếc áo dài được thiết kế ở nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn. Lại thêm một sự cải tiến với những chiếc áo dài trước, áo dài raglan đã được thiết kế ôm sát cơ thể một cách tỉ mỉ hơn, phần tay áo đã được cải tiến giúp người mặc dễ chịu, thoải mái và không còn ngại ngùng khi hai bên nách xuất hiện nếp nhăn lúc cử động. Ở áo dài cưới raglan, hàng nút được đặt chạy dọc từ cổ đến eo tạo nên một sự thanh lịch, gọn gàng.
1.7 Áo dài Trần Lệ Xuân – áo dài “bà Nhu”
Mẫu áo dài Trần Lệ Xuân được bắt nguồn từ những năm 1968. “Bà Nhu” đã diễn chiếc áo dài này để đến rất nhiều các quốc gia khác nhau từ đó mà chiếc áo dài Việt Nam cũng được nhiều người biết đến hơn. Điểm đặc biệt của chiếc áo dài này đó chính là phần cổ áo được thay thế thành cổ thuyền.
1.8 Áo dài truyền thống từ sau năm 60 đến nay
Dù có trải qua rất nhiều năm tháng thì những chiếc áo dài hiện nay vẫn giữ nguyên vẹn giá trị cốt lõi của mình. Dựa trên hình dáng bên đầu, các nhà thiết kế thêm thắt những chi tiết đặc biệt và thu hút để chiếc áo dài Việt Nam thêm phần rực rỡ và tỏa sáng.
2. Điểm qua những mẫu áo dài cưới truyền thống ấn tượng hiện nay
2.1 Áo dài cưới đỏ thêu hình rồng phượng
Áo dài màu đỏ luôn là sự lựa chọn của cô dâu và chú rể cho ngày trọng đại. Áo dài cưới thêu hình rồng phượng hay còn gọi là áo dài cưới uyên ương hiện diện trong lễ cưới như một lời chúc phúc cho đôi lứa đồng thời còn mang hơi hướng áo dài cưới truyền thống Việt Nam xưa.
2.2 Áo dài cưới lụa truyền thống
Từ thời xưa, lụa đã là một chất liệu được lựa chọn trong dịp đặc biệt. Do đó, thường chỉ đến những lễ cưới, ngày trọng đại, các cô dâu mới chọn cho mình chất liệu lụa để may lên chiếc áo cưới của mình. Áo dài và lụa vô cùng hợp với nhau. Do đó, dù cho là những chiếc áo dài cưới truyền thống đến những chiếc áo dài cưới hiện đại có đôi phần cách tân thì chất liệu lụa cũng tạo nên sự mềm mại, duyên dáng đến hoàn hảo.
2.3 Áo dài cưới cùng áo choàng
Những năm đầu thế kỷ 20, việc kết hợp áo dài cưới cùng áo choàng ngoài trở nên thịnh hành và phổ biến. Khoác thêm chiếc áo choàng bên ngoài khiến cô dâu thêm phần thướt tha, duyên dáng.
2.4 Áo dài cưới truyền thống phong cách hoàng cung
Mang theo những cảm hứng của áo dài cưới truyền thống xưa, nhà thiết kế đã tinh tế khéo léo thêm thắt vào những chi tiết hoàng gia tạo nên chiếc váy cưới không chỉ lộng lẫy mà còn sang trọng, kiêu sa.
2.5 Áo dài Nhật Bình
Nhật Bình chính là thường phục của Hoàng hậu, Quý phi và là lễ phục của các giai phi bậc cao thời xưa.Với nét đẹp ấn tượng, độc đáo và lộng lẫy của chiếc áo dài này, các bạn trẻ đã chọn lựa và đem mẫu áo này thành áo cưới của mình trong ngày trọng đại.
Lời kết: Qua bài viết, mong bạn đã có thêm nhiều thông tin về lược sự áo dài cưới truyền thống qua các thời kỳ. Đồng thời biết qua những mẫu áo cưới được lấy cảm hứng của áo dài cưới truyền thống Việt Nam xưa. Nếu bạn là một người yêu thích sự cổ kính, xưa cũ hãy tham khảo qua và chọn cho mình một dáng váy cưới phù hợp, hoàn hảo nhất cho ngày trọng đại nhé! Ngoài váy cưới, áo dài cưới chính là một chiếc áo không thể thiếu cho ngày hạnh phúc đáy.
Bài viết tư vấn bởi
XƯỞNG MAY SỈ
SĐT / Zalo: 0901456186
Website: https://xuongmaysi.com
Email: [email protected]
#1 Xưởng may thời trang thiết kế
Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi sản phẩm quần áo thiết kế là một sự hoàn mỹ trong nghệ thuật vừa tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
Khi đặt may các sản phẩm quần áo & váy đầm thiết kế tại XƯỞNG MAY SỈ thì chúng tôi luôn mang lại sự trọn vẹn nhất cho khách hàng.